Có 1 kết quả:
方丈 phương trượng
Từ điển trích dẫn
1. Căn phòng của vị trụ trì trong một ngôi chùa. § Ghi chú: “Duy-Ma-Cật sở thuyết kinh” 維摩詰所說經 nói cư sĩ Duy-Ma-Cật tu hành trong một căn phòng một trượng vuông, mà dung lượng vô hạn. Sau gọi “phương trượng” 方丈 là nơi trụ trì trong một ngôi chùa. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Giá cá đại tự như hà bại lạc đắc nhẫm địa? Trực nhập phương trượng tiền khán thì, chỉ kiến mãn địa đô thị yến tử phẩn” 這個大寺如何敗落得恁地? 直入方丈前看時, 只見滿地都是燕子糞 (Đệ lục hồi) Ngôi chùa lớn sao mà đổ nát thế này? Đi thẳng vào phương trượng thì chỉ thấy mặt đất đầy cứt chim én.
2. Vị trụ trì của một ngôi chùa. ◇Nho lâm ngoại sử 儒林外史: “Bần tăng (...) hậu tại kinh sư Báo Quốc tự tố phương trượng” 貧僧(...)後在京師報國寺做方丈 (Đệ tam thập bát hồi) Bần tăng (...) sau làm phương trượng ở chùa Báo Quốc tại kinh sư.
3. Danh hiệu của một Thượng tọa trong một Thiền viện.
2. Vị trụ trì của một ngôi chùa. ◇Nho lâm ngoại sử 儒林外史: “Bần tăng (...) hậu tại kinh sư Báo Quốc tự tố phương trượng” 貧僧(...)後在京師報國寺做方丈 (Đệ tam thập bát hồi) Bần tăng (...) sau làm phương trượng ở chùa Báo Quốc tại kinh sư.
3. Danh hiệu của một Thượng tọa trong một Thiền viện.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
Một trượng vuông. Đơn vị diện tích thời cổ — Chỉ chỗ ngồi của vị vua sư trụ trì ngôi chùa. Do tích ở Tây vực xưa có vị cư sĩ là Duy Ma, ngồi trong ngôi nhà bằng đá, vuông vức một trượng, để tu niệm. Cũng chỉ vị sư trụ trì một ngôi chùa — Còn có nghĩa là phòng ở trong chùa, làm chỗ tiếp khách thập phương. Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính có câu: » Có chỗ để khách khứa ngồi chơi, gọi là phương trượng «.
Một số bài thơ có sử dụng
Bình luận 0